EU phải đồng thuận hay dựa theo đa số?
Thành đoàn Hà Nội vừa công bố 10 Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2024. Đây là 10 gương mặt tiêu biểu trên các lĩnh vực: học tập, nghiên cứu khoa học; lao động sáng tạo, phát triển kinh tế; quốc phòng, an ninh; thể dục, thể thao; văn hóa - nghệ thuật; tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.10 cá nhân tiêu biểu gồm:1. PGS-TS Trần Ngọc Mai, Phó trưởng bộ môn Đầu tư quốc tế, Khoa kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàngPGS-TS Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991) là Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024; đồng thời là nữ đảng viên tiêu biểu thủ đô năm 2024. PGS Mai có nhiều nghiên cứu khoa học nổi bật.Chị đã vinh dự nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước năm 2024; bằng khen cho nhóm tác giả đã có công trình đạt khuyến khích giải thưởng Khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024 cùng nhiều khen thưởng khác.2. Tiến sĩ, giảng viên Phạm Huy Hiệu, Giám đốc Khoa học tại Trường đại học VinUniTiến sĩ, giảng viên Phạm Huy Hiệu (sinh năm 1992) thuộc top 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024. Anh còn là nhà khoa học trẻ nhất đạt Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả cầu vàng do T.Ư Đoàn và Bộ KH-CN trao tặng năm 2023; Giải thưởng Khoa học quốc tế The DAAD Fellows 2021 dành cho nhà nghiên cứu trẻ xuất sắc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI); tác giả 4 bằng độc quyền sáng chế và 1 giải pháp phần mềm hữu ích.Anh đã huy động thành công 1,27 triệu USD tài trợ nghiên cứu từ châu Âu để phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong y tế tại Việt Nam; tham gia phát triển hệ thống phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) phân tích hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán và sàng lọc bệnh, triển khai trên 40 bệnh viện trên cả nước, xử lý khoảng 300.000 lượt bệnh nhân mỗi tháng...3. Giám đốc Công ty TNHH In Nhật Hàn Lê Thị HồngChị Lê Thị Hồng (sinh năm 1991) thuộc top 10 doanh nhân trẻ Thăng Long năm 2024; đạt danh hiệu "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" toàn quốc năm 2023; top 10 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2023.Chị là người sáng lập Công ty TNHH In Nhật Hàn, tạo việc làm cho trên 300 nhân sự; đồng thời tham gia các hoạt động xã hội từ thiện. Chị có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Doanh nhân trẻ TP.Hà Nội, phong trào khởi nghiệp được T.Ư Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.Hà Nội tặng bằng khen.4. Thiếu tá Trịnh Minh Tùng, Trưởng công an TT.Phú Xuyên, H.Phú XuyênThiếu tá Trịnh Minh Tùng (sinh năm 1990), Trưởng công an TT.Phú Xuyên, H.Phú Xuyên là Chiến sĩ thi đua cơ sở 5 năm liền từ 2019 - 2024; được tặng Huân chương Chiến công hạng ba về thành tích xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (tháng 7.2024).Anh Tùng được đơn vị đánh giá xuất sắc về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhiệm; xung kích, sáng tạo đổi mới, mưu trí, dũng cảm trong công tác, chiến đấu.5. Thiếu tá Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1990), giảng viên bộ môn vật lý, Khoa hóa - Lý kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật quân sựThiếu tá Nguyễn Văn Tuấn đã đạt danh hiệu "Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp T.Ư năm 2024"; bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng do đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2022 - 2023, góp phần vào sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc; danh hiệu "Cán bộ Đoàn xuất sắc tiêu biểu" 2023, 2024.Anh đã công bố được 35 công trình khoa học trong đó có 11 bài thuộc danh mục ISI/SCOPUS; tích cực tham gia hướng dẫn, ôn luyện đội tuyển dự thi Olympic vật lý sinh viên toàn quốc, Olympic vật lý châu Á, và Olympic vật lý quốc tế (trong đó có 2 giải nhất toàn đoàn, 7 giải nhất cá nhân, 7 giải nhì cá nhân, 3 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 6 huy chương đồng).6. Diễn viên Bảo Thanh (Vũ Thị Phương Thanh)Diễn viên Bảo Thanh (sinh năm 1990) công tác tại Nhà hát kịch Công an nhân dân. Chị là Ủy viên Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.Hà Nội, nhiệm kỳ 2024 - 2029; tích cực tham gia các hoạt động và công tác Đoàn - Hội.Về chuyên môn, chị đã gặt hái các giải thưởng danh giá Bông sen vàng, Cánh diều vàng; giành nhiều huy chương tại các cuộc thi tài năng trẻ, liên hoan sân khấu. Gần nhất, chị đã giành huy chương bạc tại Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2024, vai Hoa trong vở kịch Trả giá.7. Cầu thủ Đội tuyển bóng đá quốc gia Đỗ Duy MạnhCầu thủ Đỗ Duy Mạnh (sinh năm 1996): tham dự giải Vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Mitsubishi Electric cup) năm 2024 tại Thái Lan và đoạt huy chương vàng; vô địch Giải bóng đá Đông Nam Á các năm 2018, 2025.Cầu thủ Đỗ Duy Mạnh là tiền vệ chơi hay nhất của khu vực Đông Nam Á (do Tạp chí Bóng đá Four Four Two bầu chọn) năm 2018; Á quân Giải vô địch bóng đá U19 Đông Nam Á năm 2013, 2014.8. Vận động viên Đội tuyển Cờ vua Hà Nội Lê Tuấn MinhVận động viên Lê Tuấn Minh (sinh năm 1996), thành viên đội tuyển Cờ vua quốc gia, kỳ thủ Việt Nam thứ 13 được phong cấp Đại kiện tướng. Anh đã vô địch cờ vua Việt Nam năm 2020, đoạt 2 huy chương vàng Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31, năm 2022.Anh Lê Tuấn Minh đoạt 1 huy chương bạc vô địch châu Á năm 2023 và 1 huy chương đồng Olympiad Cờ vua thế giới năm 2024 (đây là tấm huy chương duy nhất của đoàn Việt Nam tại giải thi đấu).9. Lê Văn Phúc, Trưởng nhóm tình nguyện viên phục dựng ảnh liệt sĩ "Màu hoa đỏ"Anh Lê Văn Phúc (sinh năm 1989) là người đồng sáng lập nhóm "Màu hoa đỏ" và dự án đưa công nghệ AI vào hỗ trợ phục dựng ảnh.Là một trong những người đầu tiên tiên phong với ý tưởng phục dựng ảnh và trao tặng ảnh liệt sĩ trên khắp mọi miền Tổ quốc, từ năm 2020 đến nay, anh đã phối hợp phục dựng hơn 7.000 ảnh liệt sĩ trên mọi miền Tổ quốc. Anh đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội hỗ trợ phục dựng và trao gần 200 di ảnh liệt sĩ trên địa bàn Hà Nội; hướng dẫn cho hàng trăm bạn đoàn viên, thanh niên về công nghệ chỉnh ảnh, sử dụng AI nhằm phục vụ cho dự án.10. Lê Quang Minh (sinh năm 1993), bác sĩ Khoa nhi, Bệnh viện đa khoa H.Gia LâmNăm 2023, anh Lê Quang Minh có sáng kiến "Xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và nuôi con bằng sữa mẹ tại Bệnh viện đa khoa H.Gia Lâm trên nền tảng AppSheet" đã được công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng cấp thành phố; giải nhất trong Hội thi Kỹ thuật sáng tạo trẻ ngành y tế khu vực Hà Nội lần thứ 30, năm 2023.Anh được Chủ tịch UBND TP.Hà Nội tặng bằng khen; danh hiệu Sáng kiến sáng tạo của ngành Y tế năm 2024 và danh hiệu Sáng kiến sáng tạo công đoàn TP.Hà Nội năm 2024. Bên cạnh đó, anh đã tham gia hiến máu tình nguyện 29 lần; tích cực tham gia các phong trào thiện nguyện.Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu là giải thưởng cao quý của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP.Hà Nội trao cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trên nhiều lĩnh vực. Đây là năm thứ 16 Thành đoàn Hà Nội tổ chức tuyên dương Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu.Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2024 sẽ tổ chức vào ngày 21.3 trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.Giải đấu Tuyệt Tình Đệ Nhất Nhân dành riêng cho môn phái mới chính thức khởi tranh
Việt Nam hiện có 4 loại vắc xin cúm mùa lưu hành, đem lại hiệu quả tương đồng, trong đó sản phẩm duy nhất do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC). Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em trên thế giới mắc bệnh cúm, trong đó khoảng 500.000 ca tử vong liên quan đến bệnh này. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 1-1,8 triệu ca mắc cúm.Theo TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, do đó bệnh cúm có thể xuất hiện quanh năm. Bệnh cúm thường gây ra bởi 3 chủng virus cúm A, B và C. Trong đó, cúm A phổ biến nhất trong các đợt cúm mùa, thường xuất hiện các biến chủng mới và liên tục biến đổi, khả năng lây nhiễm cao, dễ gây biến chứng nguy hiểm, dẫn đến nhiều đợt dịch. Chủng cúm này thường là tổ hợp giữa các kháng nguyên H và N tạo ra các tác nhân gây bệnh như cúm A/H3N2, A/H1N1. Trong khi đó, cúm B thường gây ra những ổ dịch lẻ tẻ. Còn cúm C thì hiếm gặp.Các đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng nặng nề bởi cúm bao gồm trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, người cao tuổi (trên 65 tuổi), phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh nền như tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn… Ở những đối tượng này, cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có.Điểm đặc biệt của vi rút cúm mùa là khả năng biến đổi liên tục hàng năm, tạo ra nhiều chủng cúm khác nhau. Do đó, vắc xin cúm cũng được sản xuất theo mùa, luôn cập nhật, thay đổi và sản xuất mới thường xuyên để ứng phó với những chủng cúm lưu hành tại mỗi thời điểm theo khuyến cáo của WHO, giúp tối ưu khả năng bảo vệ sức khỏe người dân. Theo các chuyên gia y tế, đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh cúm mùa nói riêng thì vắc xin là vũ khí hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh. Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành 4 loại vắc xin cúm mùa, trong đó có 3 loại nhập khẩu từ Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc và một loại vắc xin do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của IVAC. Điểm chung của cả 4 loại vắc xin này là đều được sản xuất theo công nghệ vắc xin bất hoạt, có thành phần tương đương nhau.Ivacflu-S là vắc xin cúm mùa duy nhất do Việt Nam sản xuất, được WHO và Tổ chức Y tế toàn cầu PATH (trụ sở tại Mỹ) hỗ trợ phát triển từ cơ sở vật chất, công nghệ đến thử nghiệm lâm sàng. "Trước đây, trong giai đoạn đầu phát triển và được cấp phép, đối tượng chỉ định của vắc xin Ivacflu-S có giới hạn. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng chỉ định của vắc xin cúm Ivacflu-S cũng tương đồng với các loại vắc xin của nước ngoài, là từ 6 tháng tuổi trở lên. Có thể nói, về kỹ thuật, công nghệ, công thức thành phần, đối tượng chỉ định của cả 4 loại vắc xin đang lưu hành tại Việt Nam hiện nay là tương đồng với nhau", TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, cho biết.Nói về thời điểm tiêm vắc xin cúm, TS Dương Hữu Thái cho biết thêm cúm mùa tại Việt Nam được chia thành hai mùa dịch chính là mùa Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và mùa Nam bán cầu (từ tháng 4 đến tháng 9). Như vậy, thời điểm người dân tiêm chủng tốt nhất nên tiêm trước 2 tuần đến 1 tháng trước khi mùa cúm bùng phát. "Việc tiêm vắc xin sớm nhằm đón đầu mùa dịch, để cơ thể có đủ thời gian tạo miễn dịch và bảo vệ cơ thể tốt nhất. Đối với những người có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, có thể tiêm nhắc lại 2 lần/năm. Ngoài ra cần chọn đúng loại vắc xin được khuyến cáo cho mỗi mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu để tăng cường hiệu quả bảo vệ", TS Thái nói.Được biết, hằng năm, 6 tháng 1 lần, WHO dựa trên dữ liệu dịch tễ học và di truyền của virus cúm để khuyến cáo các chủng sử dụng trong thành phần vắc xin cúm mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.Thông tin thêm về vắc xin 4 chủng và 3 chủng, TS Dương Hữu Thái cho biết trước đây, WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin 4 chủng gồm: A/H1N1, A/H3N2, B/Yamagata, B/Victoria. Tuy nhiên, dựa trên các dữ liệu về sự lưu hành các chủng cúm trên toàn cầu, cho thấy từ tháng 3.2020 đến nay, không còn thấy sự lưu hành của chủng cúm B/Yamagata. Do đó, WHO đã khuyến cáo loại trừ thành phần chủng B/Yamagata khỏi vắc xin cúm mùa, nhằm tối ưu hiệu quả phòng bệnh. Từ năm 2025, Mỹ và một số quốc gia đã chính thức chuyển sang sử dụng vắc xin 3 chủng (A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria). Hiện tại, IVAC cũng sản xuất vắc xin cúm Ivacflu-S theo công thức 3 chủng, với công suất khoảng 1 triệu liều mỗi năm và dự kiến nâng công suất lên 3 triệu liều/năm vào năm 2030. Đồng thời, IVAC cũng đang nghiên cứu phát triển vắc xin cúm đóng sẵn trong bơm tiêm để tăng tính tiện lợi, giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn. Từ nhiều năm nay, Ivacflu-S đã được phân phối và lưu hành rộng rãi trên cả nước. Người dân có thể đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc xin cúm mùa, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Việc tiêm vắc xin đầy đủ, đúng thời điểm sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ lây lan cúm trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân.
Có gì trong nhà hàng gắn sao Michelin duy nhất ở TP.HCM?
Một góc sân vận động Đà Lạt
Theo đó, việc thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc, trước thời hạn được thực hiện thống nhất, đồng bộ trong quân đội, động viên kịp thời, chính xác các trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc và xuất sắc trong chiến đấu, công tác.Nghị định của Chính phủ nêu rõ chỉ thực hiện xem xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc khi sĩ quan có cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm là cấp tướng từ hai bậc trở lên; trong thời hạn giữ một chức vụ chỉ được xem xét thăng vượt một bậc quân hàm. Thăng quân hàm cấp tướng trước thời hạn khi sĩ quan có cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.Tiêu chí huân chương, thành tích đặc biệt xuất sắc và xuất sắc để xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc, trước thời hạn là các thành tích đạt được trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác được ghi nhận bằng hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước, giải thưởng nhà nước theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng (không tính các hình thức khen thưởng theo niên hạn hoặc quá trình cống hiến).Thời điểm được tặng thưởng huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, giải thưởng nhà nước phải trong niên hạn giữ cấp bậc quân hàm hiện tại. Trường hợp trong niên hạn sĩ quan đạt nhiều thành tích thì chỉ áp dụng một thành tích cao nhất để xét thăng quân hàm vượt bậc hoặc trước thời hạn. Về tiêu chí tiêu chuẩn để xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc, nghị định này quy định sĩ quan có cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm là cấp tướng từ hai bậc trở lên, lập thành tích đặc biệt xuất sắc được xem xét thăng quân hàm vượt bậc khi được tặng thưởng một trong các hình thức khen thưởng sau như: Các hình thức huân chương (Huân chương sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhất); danh hiệu vinh dự Nhà nước (danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, danh hiệu Anh hùng Lao động); Giải thưởng Hồ Chí Minh.Sĩ quan được xem xét thăng quân hàm cấp tướng trước thời hạn khi có đủ tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc theo quy định ở trên nhưng cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm một bậc. Thời điểm xem xét sau khi sĩ quan có quyết định khen thưởng; lập thành tích xuất sắc được tặng thưởng một trong các hình thức: Huân chương Độc lập hạng nhì, hạng ba; Huân chương Quân công hạng nhì, hạng ba; Huân chương Lao động hạng nhì, hạng ba; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì, hạng ba; Huân chương Chiến công hạng nhì, hạng ba; Huân chương Dũng cảm. Thời gian thăng quân hàm trước thời hạn không quá 24 tháng. Trường hợp đặc biệt chưa quy định ở trên do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thư Bác Hồ gửi Điện Biên Phủ
Ngày 2.3, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, đơn vị chức năng đã phân cấp đăng ký, cấp biển số xe cho công an các phường, thị trấn.Theo đó, đối với công an 17 phường thuộc các quận, TP.Thủ Đức (nơi trước đây công an quận, TP.Thủ Đức đặt trụ sở thực hiện nhiệm vụ đăng ký xe mô tô): được phân cấp đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe có kết cấu tương tự xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương và các phường thuộc quận, TP.Thủ Đức chưa được phân cấp đăng ký xe.Đối với công an 63 xã, thị trấn đã được phân cấp đăng ký xe mô tô thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè: được phân cấp bổ sung đăng ký, cấp biển số xe ô tô, xe máy chuyên dùng của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương (thuộc thẩm quyền đăng ký của công an cấp huyện được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 79/2024/TT- BCA ngày 15/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng). Chi tiết bên dưới:Như vậy, ngoài việc thực hiện đăng ký phương tiện lần đầu toàn trình trên Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân khi có nhu cầu thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký, quản lý phương tiện có thể trực tiếp đến công an cấp xã để được giải quyết.